Các dịch vụ chụp ảnh quảng cáo sản phẩm ngày càng được áp dụng phổ biến với các công ty, doanh nghiệp. Đặc biệt ở những lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì việc update hình ảnh thường xuyên lên website nhà hàng đẹp hay trang mạng xã hội lại càng cần thiết. 10 lưu ý khi chụp ảnh quảng cáo món ăn nhà hàng dưới đây sẽ giúp bạn mang lại hiệu quả quảng cáo tốt nhất.

1. Tầm quan trọng của chụp ảnh món ăn

Quảng cáo là một hình thức tiếp thị cơ bản, đóng vai trò quan trọng đối với các công ty và doanh nghiệp. Nó là một khía cạnh của quảng bá thông tin trên truyền thông nhằm giới thiệu dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Việc chụp ảnh quảng cáo món ăn là yếu tố vô cùng quan trọng.

Quảng cáo ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc đưa sản phẩm tới gần với người tiêu dùng trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Hình ảnh là yếu tố cơ bản giúp hoạt động quảng cáo hiệu quả hơn. Hình ảnh quảng cáo bắt mắt, chất lượng thì càng dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng hơn. Vì vậy mà quảng cáo món ăn nhà hàng đang rất được quan tâm.

Một phòng ban marketing, lên kế hoạch quảng cáo là điều cần thiết cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, với công nghệ phát triển hiện đại như hiện nay thì bạn có thể sử dụng đến các dịch vụ chụp ảnh quảng cáo của Eventus chụp ảnh món ăn chuyên nghiệp với một chi phí thấp hơn.

2. 10 lưu ý khi chụp ảnh quảng cáo món ăn nhà hàng

Những hình ảnh bắt mắt, cuốn hút sẽ là hình thức quảng cáo hiệu quả bạn không thể bỏ qua. Nếu bạn vẫn chưa biết cách chụp ảnh quảng cáo sao cho ấn tượng thì hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây nhé!

2.1 Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên rất quan trọng cho một bức ảnh đẹp trên website nhà hàng
Ánh sáng tự nhiên rất quan trọng cho một bức ảnh đẹp trên website nhà hàng

Ánh sáng tự nhiên là yếu tố cần cân nhắc đầu tiên khi nói về các tip chụp ảnh đối với bất kì một food blogger nào. Đây chính là chiếc chìa khóa giúp bạn chiến thắng được trò chơi chụp ảnh này. Bất kể là nhà hàng 5 sao hay quán ăn núp hẻm thì bạn cũng phải xác định được góc chụp ngập nắng hay ít nhất là có đủ ánh sáng ban ngày.

Cạnh cửa sổ có ánh sáng khuếch tán là địa điểm lý tưởng bạn nên chụp đồ ăn. Ánh nắng gắt sẽ tạo bóng đậm còn ánh đèn trong phòng sẽ dễ làm món ăn có màu tệ. Hãy cố chụp tự nhiên nhất và dùng vài tấm bảng trắng hoặc cái thớt nhựa trắng làm phản quang cho những vùng tối.

Món ăn bắt mắt nhất chính là món ăn độc đáo nhưng chân thật nhất, với nước ảnh rõ, gọn, sáng và thanh thoát. Tuyệt đối đừng để chủ thể trực tiếp dưới nắng nếu bạn không buốn bức ảnh trở thành thảm họa chói sáng.

2.2 Chụp góc cao

Việc chụp từ trên cao đối với một số loại đĩa ăn có thể không cho ra ảnh đẹp, thế nhưng thường thì góc chụp này sẽ tạo ra những tấm ảnh có độ tương phải cao và khá độc đáo.

Bạn có thể nhìn thấy từng luồng ánh sáng phản chiếu lên món ăn hoặc ánh sáng từ cửa sổ hắt vào. Đôi khi còn xuất hiện cả mấy cái bóng được tạo ra từ ánh sáng huyền bí. Làm hẹp góc chụp lại, đứng lên cao để lấy một gốc cao cố định, nó sẽ giúp bức hình trông chuyên nghiệp hơn nhiều.

2.3 Đạo cụ và background

Không một món ăn nào có thể nổi bật được với những đạo cụ xấu xí và một backgroud không chỉnh chu. Nếu chụp trên bàn ăn hay ghế thì cố tránh để lộ ra những thứ như ổ cắm điện, các đồ vật lộn xộn trong phòng. Cũng đừng dại dột mà dùng một cái bát to đùng để đựng món ăn nhỏ xíu.

Nếu đã xác định chủ thể của bức ảnh là món ăn thì tất cả những thứ khác đều đóng vai phụ. Đừng chụp một background lộn xộn với quá nhiều chi tiết nổi bật.

Điều đó cũng không có nghĩa là bạn phải kiếm một mặt phẳng trống trơn để đặt món ăn lên. Đơn giản là bạn cần cân bằng màu sắc mọi thứ xung quang cho hài hòa là được. Chẳng hạn, món ăn có màu sáng thì sẽ hài hòa với nền sáng màu và ngược lại, nếu đã có một chiếc bàn gỗ thì để món gì lên cũng hợp lí cả.

2.4 Giữ độ thật và tươi

Món ăn nên trông có vẻ xịn sò, chuyên nghiệp nhưng cũng đừng quá ảo. Đừng cố biến nó trở nên ảo ảnh như trên những bao bì hay hình minh họa. Chỉ cần không cần bị cháy hay một đống hỗn độn, bạn không cần phải quá lo lắng nếu món ăn của bạn gặp một chút vấn đề về thẩm mỹ.

Nhanh tay bắt trọn những khoảng khắc mới ra lò của món ăn để tạo được sự tươi mới, hấp dẫn nhất có thể. Hãy đảm bảo rằng khi bạn giơ máy lên chụp, mọi thứ đều không bị khô héo hay rũ màu. Bạn có thể đổ nước sốt hoặc cho thêm ít rau thơm lên món ăn trước khi chụp ảnh để tạo sự tươi sống.

2.5 Bố cục

Bố cục món ăn, đồ uống chỉnh chu phù hợp
Bố cục món ăn, đồ uống chỉnh chu phù hợp

Nắm kỹ quy tắc “một phần ba” trong bức ảnh, tưởng tưởng bố cục bức ảnh gồm 9 phần bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang, điểm thu hút ánh nhìn là những điểm giao nhau của đường kẻ. Cần căn đặt những phần quan trọng của bức ảnh ở đó.

Chúng ta luôn thích nhiều lựa như toàn cảnh, trung cảnh và cận cảnh, thế nhưng tại sao lại chỉ có một góc. Bởi mỗi một góc chụp đều mang lại những trải nghiệm khác nhau cho người xem. Trong khi tổng thể bàn ăn mang đến tâm trạng của bữa ăn cho người xem thì cận cảnh từng món ăn sẽ đem lại sự thèm thuồng và kích thích vị giác.

Bạn không cần chỉnh chu tới mức kiếm một chiếc đĩa đựng đồ ăn sáng bóng, không tì vết. Một vài chi tiết được sắp xếp lộn xộn tự nhiên cũng có thể tạo nên sự khác biệt cho bức ảnh. Có thể là vài cọng rau thơm, một ít tiêu, vệt nước sốt dây ra hay ít bánh rơi trên bàn,… nó đều bổ trợ rất lớn cho bức ảnh của bạn.

2.6 Chén dĩa và các vật dụng trang trí

Tận dụng làm các vật trang trí dựa trên công thức nguyên liệu làm nên món ăn. Chọn chén đĩa có hình dạng, màu sắc phù hợp với món ăn, sử dụng các loại rau quả tươi
ngon, màu sắc sáng. Để chúng giữ được độ tươi lâu hơn bạn cũng có thể xịt lên một ít nước hay quét thêm một ít dầu ăn.

Cần đảm bảo prop không quá nổi bật mà làm món ăn chính bị chìm xuống. Bắt đầu làm quen với các props màu trắng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn với việc sử dụng props màu sắc trong bức hình của bạn.

2.7 Tập trung tâm điểm

Không hẳn cứ phải tập trung làm rõ món ăn thì bức ảnh của bạn mới đẹp, có nhiều khi việc tập trung lấy nét vào một điểm nhỏ của món ăn cũng có thể tạo ra bất ngờ cho bức ảnh.

Hãy tìm một góc máy lạ cho phép bạn lấy nét rõ một cọng hành nhỏ, tạo ra bức ảnh trông như bạn chỉ muốn nhìn ngắm mỗi cọng hành ấy. Không dễ để tạo ra bức ảnh đẹp với cách chụp này, thế nhưng nếu bạn chụp nhiều, bạn sẽ tìm ra được sự thú vị trong từng tấm ảnh ở từng góc chụp khác nhau.

2.8 Chụp góc thấp

Khi bạn chụp ảnh ở góc thấp hơn một chút so với tầm nhìn sẽ giúp bức ảnh có bố cục tốt hơn, chủ thể được lấy nét còn background thì mờ đi. Nếu thức ăn được sắp xếp theo một hàng thẳng thì cách chụp này càng tạo thêm chiều sâu cho tấm ảnh.

Để chụp đẹp ở góc thấp bạn cần một ống kính có khẩu độ lớn và tiêu cực hợp lý. Bức ảnh sẽ cực kỳ ấn tượng với khẩu độ lớn có thể đến 1.4, bạn cũng nên chọn khẩu độ sao phù hợp bởi việc xóa phông có thể làm ảnh trông không được thật. Chụp sao cho món ăn và đĩa đựng vẫn còn đủ nét nhé.

2.9 Sử dụng màu sắc

Sử dụng màu sắc đa dạng trên một bức hình để tạo sự cuốn hút với người nhìn
Sử dụng màu sắc đa dạng trên một bức hình để tạo sự cuốn hút với người nhìn

Việc sắp xếp bố cục chính là bổ sung vào món ăn của bạn trông thật nghệ thuật. Thế nên, đừng nên quá lạm dụng màu sắc, đừng quá sặc sỡ với khăn trải bàn màu vàng, tô màu đỏ, muỗng màu xanh, trông thật rối mắt. Thay vào đó, hãy tập trung vào những màu sắc bổ trợ hoặc tương phản.

2.10 Những món ăn nóng

Những món ăn nóng với hương khói nghi ngút sẽ thu hút mọi khách hàng. Đừng quên nhanh tay chụp ảnh sản phẩm, ghi lại những khoảng khắc hương khói lượn lờ độc đáo bên, hấp dẫn nhất nhé.

Trên đây là những lưu ý khi chụp ảnh quảng cáo món ăn nhà hàng giúp ghi lại những bức hình ấn tượng và thu hút nhất. Đừng quên chia sẻ và theo dõi chúng tôi thường xuyên ở những bài viết hữu ích khác nữa nhé!